10 bước bắt đầu với 1 doanh nghiệp bán lẻ
26/02/2016
Ước mơ xây dựng và phát triển một doanh nghiệp bán lẻ không khó để trở thành hiện thực. Có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức cho những ngày đầu kinh doanh, nhưng nếu quy hoạch tốt, lên kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình. Sau đây là 10 bước để bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp bán lẻ.
1. Lựa chọn mô hình pháp lý trong kinh doanh
Lựa chọn mô hình pháp lý cho doanh nghiệp là một trong những quyết định quan trọng nhất để bắt đầu công việc kinh doanh. Mô hình pháp ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần xem xét thật kỹ tiềm lực, nhu cầu quản lý, cách thức hoạt động, đường lối phát triển của doanh nghiệp để lựa chọn mô hình phù hợp. Một số yếu tố quan trọng cần xem xét như: Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng chuyển nhượng, khả năng thay thế hoặc bổ sung chủ sở hữu, kỳ vọng của nhà đầu tư.
2. Chọn mặt hàng kinh doanh
Việc tìm kiếm mặt hàng kinh doanh có tiềm năng và phù hợp với tiềm lực, thời điểm, và thị trường là một trong những quyết định khó khăn với chủ doanh nghiệp bán lẻ. Vậy nên, trước khi quyết định dòng sản phẩm mà mình kinh doanh, các nhà quản lý nên xem xét các yếu tố liên quan đến thị trường, đến nhu cầu tiêu thụ, đến tiềm lực phát triển trong tương lai của dòng sản phẩm đó để công việc kinh doanh được phát triển thuận lợi nhất.
3. Chọn tên cho doanh nghiệp
Tên cửa hàng, doanh nghiệp nên dễ nhớ nhưng phải ấn tượng với mọi người, đặc biệt nó nên có một ý nghĩa nhất định nào đó và gắn liền với mặt hàng mà bạn đang kinh doanh, để khi nhắc đến mặt hàng đó, người ta sẽ nghĩ đến cửa hàng của bạn.
4. Tìm địa điểm mở cửa hàng
Địa điểm mở cửa hàng là một trong những yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng của cửa hàng bạn, chọn địa điểm không phù hợp rất có thể khiến công việc kinh doanh của bạn thất bại. Tùy vào kinh phí để lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, tuy nhiên, cửa hàng mặt tiền các đường lớn và tập trung đông dân cư thường mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt
5. Viết kế hoạch kinh doanh
Cho dù đó là chính thức hay không chính thức, trên giấy tờ hay trên phần mềm, quá trình xây dựng một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cửa hàng của bạn thành công – đây là một trong những bước quan trọng nhất trong việc bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ. Hãy tìm hiểu cách làm thế nào để lên được một kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, tại sao lại cần phải có một kế hoạch kinh doanh, các phần mềm xây dựng kế hoạch kinh doanh hoặc có thể tìm kiếm và xem các kế hoạch kinh doanh mẫu miễn phí trên Internet.
6. Tìm hiểu về pháp luật
Trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình, cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý như giấy phép kinh doanh, các hình thức kinh doanh của cửa hàng để cửa hàng để không bị sai phạm về mặt pháp luật; ngoài ra bạn nên tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với mặt hàng, dòng sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh.
Nếu cần, hãy xin ý kiến tư vấn của luật sư và sự trợ giúp của kế toán để công việc kinh doanh của bạn được trôi chảy và hạn chế mắc những sai lầm đáng tiếc với luật pháp.
7. Tìm đầu mối cung cấp hàng hóa
Đầu mối cung cấp hàng hóa là một mắt xích quan trọng liên quan đến các khâu sau này của bán hàng như: Giá thành bán ra của sản phẩm, số lượng hàng hóa nhập về có đáp ứng được sức tiêu thụ của cửa hàng,… Vậy nên, đầu mối cung cấp hàng hóa là yếu tố tối quan trọng đối với sự thành công của cửa hàng. Khi lựa chọn đầu mối cung cấp nguồn hàng, cần phải chú ý đến giá thành sản phẩm mà họ cung cấp, chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng,… để không làm ảnh hưởng đến công việc bán hàng của cửa hàng bạn.
8. Xây dựng chính sách cho doanh nghiệp
Thời gian tốt nhất để xây dựng các chính sách và quy định cho doanh nghiệp chính là trong giai đoạn lập kế hoạch cho việc mở cửa hàng. Việc xây dựng các chính sách, quy định cho doanh nghiệp dựa trên những dự đoán về các tình huống phát sinh trong quá trình bán hàng, trong mối quan hệ giữa nhân viên với nhau, giữa nhân viên với khách hàng, cách bạn sẽ xử lý trong các tình huống đó – điều này giúp cửa hàng của bạn có được sự quy củ ngay từ đầu, tránh những sai lầm đáng tiếc trong quá trình giao dịch với khách hàng.
9. Xây dựng kế hoạch tiếp thị
Tiếp thị là hoạt động nhằm đưa khách hàng đến gần hơn với cửa hàng của bạn, để những sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến, để xây dựng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp đến người tiêu dùng – đây là một công việc cần thiết đối với mọi cửa hàng và doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều cách thức để tiếp thị cho sản phẩm, cho cửa hàng của bạn, có thể dùng các kênh tiếp thị truyền thống hoặc các kênh qua Internet, các kênh tiếp thị này sẽ giúp tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp bạn.
Ngoài ra, nên tham khảo các cách làm tiếp thị của những doanh nghiệp có cùng mô hình và rút ra những bài học kinh nghiệm cho cửa hàng của mình.
10. Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh
Sự ra đời của máy tính và Internet đã tạo ra bước ngoặt lớn cho nhân loại, trong đó có cả ngành bán lẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bán lẻ là một điều tất yếu, lưu trữ thông tin về hàng hóa, về doanh số bán hàng, thông tin khách hàng,… Cách quản lý thủ công bằng ghi chép và trí nhớ đã không còn phù hợp với công việc bán hàng hiện nay, do đó các phần mềm hỗ trợ bán hàng bắt đầu ra đời, giải quyết những khó khăn cho công tác bán lẻ.
Việc lựa chọn một phần mềm quản lý bán hàng đảm bảo độ an toàn, nhiều tính năng hỗ trợ các công việc của cửa hàng với giá thành phải chăng là một điều cần thiết đối với một doanh nghiệp mới xây dựng, kinh nghiệm còn non kém.
>> Học hỏi kinh nghiệm
Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý bán hàng 7 ngày miễn phí