7 đơn vị hành chính nhà nước cần lưu ý khi mở nhà hàng
01/09/2015
Mở một nhà hàng mới có thể là một công việc kinh doanh đầy rủi ro, nhưng với kế hoạch chi tiết, nguồn tài chính phù hợp và làm việc chăm chỉ thì chắc chắn bạn sẽ thực hiện được. Để công việc kinh doanh thành công, ngoài những việc như xem xét nguồn vốn đầu tư, lựa chọn địa điểm, lên thực đơn, tuyển dụng nhân viên, tiếp thị quảng cáo thu hút khách hàng… bạn cần tìm hiểu về những quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh mà các nhà chức trách đưa ra để thực hiện cho đúng.
1. Đăng ký kinh doanh
Tất cả các nhà hàng đều phải có giấy phép kinh doanh để được cấp phép hoạt động. Tùy theo quy mô kinh doanh của nhà hàng mà chủ cửa hàng có thể lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh là công ty hay hộ gia đình.
Giấy phép kinh doanh để bạn được cấp phép hoạt động
Để thuận tiện hơn cho mô hình kinh doanh mới mở, chủ nhà hàng nên đăng ký kinh doanh theo hộ gia đình bởi thủ tục sẽ bớt phức tạp và đơn giản hơn. Chỉ cần lên UBND Quận, huyện nơi địa bàn mình mở nhà hàng, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về các quy trình, thủ tục hành chính cần hoàn thiện.
Thường quá trình hoàn thiện hồ sơ diễn ra trong vòng 7 ngày là có giấy phép kinh doanh. Nên lưu ý, nếu nhà hàng có bán rượu và thuốc lá, bạn cần phải đăng ký xin giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá.
2. Chi cục Thuế
Đối với các nhà hàng, quán ăn thì thuế môn bài hàng năm là 500.000 đồng. Nhưng đối với các đơn vị hoạt động làm ăn ổn định và có doanh số ổn định thì phải nộp thuế khoán theo biểu thuế của nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể.
Các chi cục thuế là nơi dành cho các đơn vị hoạt động làm ăn ổn định và có doanh số ổn định
3. Quản lý thị trường
Với các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán các sản phẩm đóng chai, hộp nhập khẩu, bạn cần phải làm rõ nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm trên từ nhà cung cấp. Mục đích là để tránh bán các sản phẩm nhập lậu và hàng giả mạo bởi có rất nhiều trường hợp vì thiếu hiểu biết hoặc vô tình tin tưởng nhà cung cấp của mình, các nhà hàng phải chịu các mức hình phạt không đáng có từ đơn vị trực thuộc Sở Công Thương này.
Đăng ký dùng thử 7 ngày miễn phí
4. Các đơn vị hành chính cấp địa phương
Các địa điểm nhà hàng – nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống không thể nằm ngoài kiểm soát của đơn vị đảm bảo an ninh của khu vực. Chính vì vậy, chủ nhà hàng nên đăng ký tạm trú cho các nhân viên tại Công an Phường trực thuộc. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh không nên để âm nhạc, tiếng ồn quá to gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh.
Nếu nhà hàng của bạn có quy mô lớn và sử dụng nhiều thiết bị điện, bạn cần đăng ký điện kinh doanh hoặc ba pha và đảm bảo hệ thống điện lưới phù hợp với tiêu chuẩn ngành chống cháy nổ. Khi có các hoạt động sửa sang hay xây dựng mới mà tùy theo quy mô nhà hàng, bạn nên hỏi ý kiến các đơn vị trực thuộc như Phòng thanh tra xây dựng, đơn vị cấp phép xây dựng.
Ngoài ra, Đội cảnh sát điều tra, hình sự Quận, Huyện là nơi bạn có thể cấp báo khi xảy ra các vấn đề liên quan đến việc bị các đối thủ cạnh tranh chơi xấu, các vụ việc gây gổ tại nhà hàng.
5. Phòng Quản lý Đô thị
Điều này thường gặp với các nhà hàng lớn, có diện tích mặt đường dài và đông khách rất dễ bị tình trạng đặt biển hiệu, xe của khách vào lộ giới hành lang giao thông, hoặc vỉa hè của các khu đô thị gây mất thẩm mỹ, khi ấy đơn vị trực thuộc sẽ đến kiểm tra và nhắc nhở các bạn đấy.
6. Đơn vị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toán thực phẩm là giấy phép quan trọng nhất để đảm bảo nhà hàng của bạn có thể hoạt động.
Đây là giấy phép quan trọng nhất và cũng là cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo nhà hàng của bạn có thể hoạt động bao gồm: cam kết về nguồn nước đảm bảo, luồng thực phẩm ra vào, sơ đồ nhà hàng… Bạn có thể liên hệ Trung tâm Y tế Dự phòng ở địa phương để xin biểu mẫu và hoàn thiện hồ sơ.
7. Phòng cháy chữa cháy
Tất cả các đơn vị kinh doanh, văn phòng, nhà hàng, cửa hàng đều cần thiết phải trang bị cơ sở vật chất để phòng cháy chữa cháy theo quy định của nhà nước như: hiệu lệnh phòng cháy chữa cháy, cảnh báo cháy nổ, và bình chữa cháy. Theo quy mô của cửa hàng, thông thường một nhà hàng 500m2 cần 4 bình chữa cháy theo tiêu chuẩn phổ thông.
Trên đây là một số đơn vị hành chính trực thuộc sẽ bắt buộc phải gặp phải trong quá trình kinh doanh, mở nhà hàng dịch vụ ăn uống. Các bạn cần lưu ý và dành thời gian quan tâm để tránh các hoạt động sai quy định với Pháp luật nhà nước đã đề ra, lường trước các chi phí khi mở và vận hành một cửa hàng.
Vậy bạn còn chờ đợi gì nữa? Chúc bạn thành công!
Sở hữu một nhà hàng với việc làm ăn thành công có thể là một trong những kinh nghiệm thú vị và bổ ích trong cuộc sống của bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Đăng ký dùng thử 7 ngày miễn phí