Nâng cao doanh số bán hàng là mục tiêu mà các chủ cửa hàng bán lẻ hướng tới. Tuy nhiên để có thể nâng cao doanh số cần phải có một kế hoạch và chiến lược kinh doanh cụ thể, thông qua việc phân tích các chỉ số.
Phần lớn các chủ cửa hàng chỉ phân tích các chỉ số doanh thu theo kỳ hoạt động như quý này với quý trước, năm nay với năm trước và phân tích doanh thu theo các mặt hàng kinh doanh còn những chỉ số khác, các chủ cửa hàng chưa thực sự bỏ thời gian và phương pháp để phân tích. Dưới đây những chỉ số doanh thu quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
1. Doanh số từng nhóm hàng, mặt hàng
Chỉ số này giúp các chủ cửa hàng biết được mặt hàng, nhóm hàng nào kinh doanh tốt, mặt hàng để tập trung phát triển những mặt hàng đó và hạn chế hoặc loại bỏ những mặt hàng kinh doanh kém.
Đa dạng hóa sản phẩm là cần thiết, nhưng thực trạng là các cửa hàng lại nhập về rất nhiều hàng mà không bán hết. Phân tích doanh số từng nhóm hàng mặt hàng giúp các chủ cửa hàng đưa ra chiến lược về cơ cấu các mặt hàng, kế hoạch nhập hàng đồng thời hạn chế các chi phí tồn kho.
Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, với tính năng báo cáo doanh số theo hàng hóa sẽ giúp chủ cửa hàng có cái nhìn chính xác nhất về doanh số theo từng nhóm hàng và từng mặt hàng, trong khoảng thời gian lựa chọn.
Xem thêm: Một số mẹo kiểm tra khi chênh lệch doanh thu2. So sánh doanh số theo giờ
Thông thường các chủ cửa hàng so sánh doanh số theo từng kỳ hoạt động như doanh số quý này với quý trước, năm nay với năm trước. Việc phân tích phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài, các chủ cửa hàng có thể dựa vào chỉ số này biết cửa hàng hoạt động có phát triển hay không, những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục.
Một chỉ số khá quan trọng là doanh số theo giờ bán hàng. Phần mềm quản lý bán hàng sẽ cập nhật biểu đồ gồm 3 phần tương ứng với 3 khung giờ là 6h đến 12h, 12h đến 18h và thời gian còn lại. Dựa vào khung giờ này chủ cửa hàng sẽ biết được thời điểm nào trong ngày là “thời điểm vàng” để tập trung nguồn lực.
3. So sánh doanh số nhân viên
Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên là cơ sở để thực hiện các chính sách khen thưởng đối với những nhân viên làm việc có hiệu quả, đồng thời có kế hoạch đào tạo cho những nhân viên còn yếu về kiến thức, kỹ năng.
So sánh doanh số của nhân viên tại các thời điểm khác nhau để thấy được hiệu suất làm việc, khả năng tiến bộ từ đó chủ cửa hàng có thể đặt ra các mục tiêu phù hợp với từng cá nhân.
Thay vì phải cộng doanh số một cách thủ công, chủ cửa hàng có thể nắm bắt được nhanh chóng doanh số bán hàng của từng nhân viên theo từng ngày trên phần mềm.
4. So sánh doanh số giữa các nhóm khách hàng
Khi đã phân loại và quản lý khách hàng một cách khoa học theo các nhóm khách hàng, chủ cửa hàng có thể dựa vào báo cáo doanh số theo nhóm khách hàng để biết nhóm khách hàng nào là tiềm năng, cần chăm sóc.
Ví dụ một cửa hàng thời trang nữ cao cấp sẽ quản lý khách hàng dựa trên các nhóm phân chia theo độ tuổi, như nhóm khách hàng dưới 20 tuổi, nhóm khách hàng từ 20 đến 35 tuổi và nhóm trên 35 tuổi. Trong đó doanh số trung bình của nhóm khách hàng từ 20 đến 35 tuổi trong tháng là lớn nhất, thì đây sẽ nhóm khách hàng cần được chăm sóc tốt hơn, trong nhóm này lại sẽ có nhóm khách vip, khách trung bình…
Xem thêm: Tăng doanh thu hàng thời trang với phương pháp dịch chuyển cung cầu5. So sánh tổng doanh số trên tổng số hóa đơn
Chỉ số này cho biết trung bình 1 hóa đơn bán hàng có giá trị bao nhiêu. Hóa đơn có giá trị càng cao chứng tỏ 1 khách hàng sẽ chi tiêu nhiều hay đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn đã đáp ứng được nhu cầu của họ.
Trên đây là các chỉ số doanh thu quan trọng đối với mỗi cửa hàng bán lẻ mà các chủ cửa hàng nên dành thời gian phân tích, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.