Các cửa hàng bán lẻ, tiệm café, nhà hàng … đang mọc lên như nấm sau mưa. Người tiêu dùng trước đây còn thiếu thông tin, cứ thấy nấm màu sắc rực rỡ đã ngỡ là nấm tốt, bất chấp những độc tố nguy hiểm bên trong. Nhưng cục diện nay đã thay đổi, nấm nào “hữu xạ ắt tự nhiên hương”, tức là “thơm” thì người mua trung thành không hẹn mà đến. Cái “thơm” trong ngành bán lẻ nói riêng, ấy chính là do yếu tố đạo đức kinh doanh làm nên.

Không phải người quản lý nào cũng bán hàng với trái tim lương thiện. Hoặc có thể, xuất phát điểm là lương thiện, nhưng lợi nhuận đã làm rách nát cái tâm vốn đã mỏng và cạn. Người Mỹ có câu là khi con cá sấu sắp ngoạm vào quần của bạn thì bạn khó mà nhớ được mục đích ban đầu của mình là phải khai thông dòng suối. Câu nói này có lẽ đúng với trường hợp đạo đức kinh doanh bị lu mờ và thui chột khi cửa hàng của bạn gặp khó khăn.

1380164506_mo-quan-cafe-sach-3-jpg

Cafe của cửa hàng bạn có nguyên chất như lời quảng cáo? Nếu câu trả lời là không, thì đừng nên phóng đại. 

 

Để làm lợi, người quản lý có thể tung mọi chiêu trò PR, lập lờ đánh lận con đen, bán hàng kém chất lượng, cường điệu các điểm tích cực và che giấu những điểm tiêu cực, “dìm hàng” đối thủ cạnh tranh để đánh bóng bản thân, bán khống và chịu khó “làm giá” với chiêu trò “đắt mới xắt ra miếng”, hoặc “treo đầu dê bán thịt chó” với chiêu trò giảm giá sốc. Nhiều mẫu quảng cáo và cam kết bán hàng chất lượng thường mắc phải các vấn đề về chuẩn mực đạo đức theo cách nhìn nhận của công chúng, chẳng hạn như những mẫu quảng cáo hô hào rau quả sạch, gà tươi, sữa nhập ngoại, thời trang hàng hiệu, café nguyên chất, hải sản tươi ngon, … nhưng thực chất lại là rau quả bẩn, gà ôi đông lạnh cả năm, sản phẩm trôi nổi, hàng hết hạn tẩy date, … Họ thường bào chữa cho các hành vi sai trái của mình bằng lời ngụy biện: “Ai cũng làm như thế cả”, “Không thế thì làm gì có lãi”, …

Thucpham273321593

 Sản phẩm của cửa hàng bạn có "sạch" như cam kết?

 

Đặt trong bối cảnh thật giả lẫn lộn, lòng tin người tiêu dùng đang đi xuống bởi quá nhiều câu chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” nhan nhản trên Internet, thì những cửa hàng giữ được đạo đức kinh doanh lại đang hút khách. Bán một mặt hàng nào đó, trước tiên phải hiểu rõ về sản phẩm thì tư vấn cho khách hàng mới đúng đắn. Cân bằng yếu tố lợi nhuận của cửa hàng với lợi ích của người mua là yếu tố tiên quyết để tồn tại dài lâu và gây dựng thương hiệu. Trên thực tế, những cửa hàng tồn tại lâu đời đều nức tiếng thơm, có đạo đức kinh doanh được đánh giá cao, có lượng khách hàng trung thành lớn và hầu hết đều ăn nên làm ra. Nên nhớ rằng, người tiêu dùng bây giờ rất thông minh và ngày càng thông thái.

Hầu hết người tiêu dùng đều quan tâm và đánh giá cao những cửa hàng có đạo đức kinh doanh tốt. Họ quan tâm, để ý, thậm chí là “soi mói” (đối với khách hàng khó tính) từng chi tiết nhỏ nhặt nhất trong sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều cửa hàng còn chủ động chứng minh đạo đức kinh doanh với người mua, bằng những giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm; “Price tag” ghi rõ nguồn gốc, hạn sử dụng với mức giá bình ổn. Trong trường hợp không có những bằng chứng ấy, những nhà quản lý  khác lại tìm cách phát huy dịch vụ bán hàng, chăm sóc và hậu mãi nhiệt tình cho khách; công khai nguyên vật liệu và nơi chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm … Con người nhân vô thập toàn, trong trường hợp lỡ tư vấn sai, bán hàng lỗi (do yếu tố khách quan) thì những cửa hàng này vẫn thẳng thắn thừa nhận, xin lỗi, thậm chí thu hàng về, hoàn tiền cho khách. Dù có sai sót, nhưng điều này để lại ấn tượng tốt về cửa hàng trong mắt người mua, biến chuyện không tốt thành chuyện đáng khen.

viral_marketing-1

 

Ngoài ra, người tiêu dùng còn đều bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Chẳng ai kiểm chứng được hàng hóa có bị tẩy date hay không, nguồn gốc ở đâu, quy trình vận chuyển, bảo quản, chế biến như thế nào, … nhưng một khi có vài người biết, cả một chuỗi mắt xích những người mua sẽ biết. Một lời khen nức lòng khiến nhiều người mua đổ xô tới, một lời chê bai chủ cửa hàng tâm cạn lại thêm lươn lẹo, cũng khiến cửa hàng nhẹ thì mất khách, nặng thì lao đao, rồi nghẹn ngào đóng cửa. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn như đại bác. Sức mạnh miệng lưỡi của khách hàng "Thiện cảm" có thể kéo thêm 10 người mua tới cho bạn, nhưng sức mạnh miệng lưỡi của khách hàng "Ác cảm" thì có thể cuỗm đi 100 người mua khác. Một khi người quản lý và nhân viên cửa hàng có đạo đức kinh doanh tốt, hãy lợi dụng khách hàng để làm marketing truyền miệng.

Đăng ký dùng thử 7 ngày phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp

Đăng Ký Ngay

Đạo đức trong kinh doanh không chỉ là câu khẩu hiệu để lấy lòng người tiêu dùng trong thời buổi nhiễu nhương này. Chúng còn là hành vi đầu tư vào tương lai, là công cụ để tối đa hoá lợi nhuận, là chiến lược marketing để củng cố thương hiệu. Tuy nhiên, đạo đức kinh doanh không tự có, chúng giống như ngọc, phải mài mới sáng.