Đối với hầu hết các cửa hàng bán lẻ thì việc luân chuyển nhân viên bán hàng diễn ra thường xuyên, việc nhân viên nghỉ việc và tuyển nhân viên mới luôn khiến các chủ cửa hàng đau đầu. Để tiết kiệm thời gian, các chủ cửa hàng nên xây dựng một quy trình đào tạo phù hợp với cửa hàng mình.
Thông thường, một quy trình đào tạo nhân viên đều diễn ra theo các bước sau.
1. Đào tạo về kiến thức sản phẩm
Sau khi tuyển dụng nhân viên bán hàng, chủ cửa hàng cần đào tạo cho nhân viên bán hàng nắm rõ về sản phẩm của cửa hàng mình. Các loại sản phẩm mà cửa hàng cung cấp, công dụng, lợi ích của sản phẩm, đối tượng khách hàng sử dụng phù hợp. Việc nắm rõ về sản phẩm mình bán là vô cùng quan trọng, giúp nhân viên tư vấn tốt và tự tin khi bán hàng.
Ngoài ra, chủ cửa hàng cũng nên cung cấp cho nhân viên kiến thức về các sản phẩm cạnh tranh, lợi thế so sánh giữa sản phẩm của cửa hàng mình so với các đối thủ, điều này giúp nhân viên tư vấn và thuyết phục khách hàng tốt hơn.
2. Đào tạo về văn hóa làm việc cho nhân viên
Xây dựng và đào tạo văn hóa làm việc cho nhân viên không những giúp việc kinh doanh hiệu quả, bền vững mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của cửa hàng bạn trong mắt khách hàng.
Chủ cửa hàng nên xây dựng các chuẩn mực văn hóa ứng xử trong công việc và khuyến khích nhân viên thực hiện, như văn hóa trung thực với khách hàng, văn hóa giúp đỡ với đồng nghiệp…
Xem thêm: Sử dụng dòng tiền hiệu quả bằng phần mềm quản lý bán hàng3. Đào tạo các kỹ năng bán hàng
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình đào tạo, một nhân viên bán hàng cần có những kỹ năng cơ bản như:
- Kỹ năng chào: Khi khách hàng bước vào cửa hàng, việc đầu tiên nhân viên bán hàng cần làm là chào với một nụ cười thân thiện, và đừng quên chào khách hàng khi họ ra về, nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy gần gũi và có thiện cảm với bạn.
- Kỹ năng hỏi: Những câu hỏi thông minh, khéo léo giúp nhân viên bán hàng nắm được nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu đó.
- Kỹ năng thuyết phục: Nhân viên bán hàng cần nắm rõ về sản phẩm và lợi ích của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn và tin vào sự lựa chọn đó.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Chủ cửa hàng cần hướng dẫn nhân viên bán hàng cách xử lý những tình huống thường xảy ra khi bán hàng để có thể chủ động như khi khách hàng giận dữ, khách hàng từ chối, khách hàng khiếu nại…
Chủ cửa hàng nên ghép ca gồm 1 nhân viên mới với một nhân viên có kinh nghiệm để nhân viên mới có thể học hỏi được các kinh nghiệm xử lý tình huống trong thực tế.
Xem thêm: 6 Phẩm chất của nhân viên bán hàng giỏi
4. Hướng dẫn nhân viên sử dụng các công cụ bán hàng
Sử dụng các công cụ bán hàng giúp quy trình bán hàng thuận tiện đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu cửa hàng sử dụng phần mềm bán hàng, chủ cửa hàng cần hướng dẫn nhân viên các quy trình và thao tác bán hàng bằng phần mềm để có thể bán hàng nhanh chóng và chính xác.
5. Xây dựng một môi trường để chia sẻ kinh nghiệm với nhân viên
Chia sẻ các tài liệu, cùng nhân viên tham dự các hội thảo về bán hàng, hay tổ chức các buổi tổng kết để chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên tại cửa hàng không những giúp nhân viên nâng cao kỹ năng mà còn tạo ra sự gắn kết giữa người quản lý với nhân viên và giữa các nhân viên với nhau.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 7 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG