Theo một báo cáo gần đây , hàng tồn kho là một trong những tài sản có tỷ lệ giá trị lớn nhất trong doanh nghiệp, gần đây còn có xu hướng tăng lên trong ngành bán lẻ. Hơn 90% khách hàng kinh doanh thực phẩm của MAYBANHANG.NET trước khi sử dụng phần mềm đều gặp vấn đề về quản lý tồn kho do thiếu phương pháp hoặc chưa hiểu đúng nguy cơ, dẫn đến giảm sút lợi nhuận.
1. Tác hại của việc không quản lý hàng tồn kho thực phẩm.
a. Không quản lý được hạn sử dụng của thực phẩm tươi.
Thực phẩm tươi thường dễ hư hỏng trong thời gian ngắn. Không quản lý thời gian nhập hàng và hạn bảo quản của từng lô sản phẩm sẽ không có chiến lược bán tối đa mặt hàng tươi trong hạn sử dụng, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.
b. Không chủ động trong việc bán hàng và nhập hàng.
Mặt hàng có trong kho nhưng bạn không biết chính xác số lượng, thậm chí nghĩ rằng đã hết. Khi khách hỏi, bạn sẽ hoặc mất cơ hội bán hàng, hoặc mất thời gian tìm kiếm. Vấn đề này thường xảy ra tại cửa hàng thực phẩm, làm giảm doanh số, mà nguyên nhân chính là không quản lý tồn kho các loại sản phẩm.
c. Không tối ưu được mức kho cần thiết.
90% các chủ cửa hàng khi được hỏi đều nói rằng họ muốn có nhiều hàng để kinh doanh tuy nhiên không biết lượng tồn kho tối thiểu và tối đa nên có của một mặt hàng, dẫn đến tình trạng nhập quá nhiều mà không bán hết, làm tăng chi phí lưu kho, chậm quay vòng vốn và giảm lợi nhuận.
d. Không quản lý được giá trị hàng tồn.
Bạn là chủ cửa hàng bỏ vốn ra kinh doanh chắc chắn sẽ muốn biết hàng hóa nào chiếm nhiều giá trị trong tổng hàng và liệu mặt hàng đó có đang bán chạy hay không.
Hàng tồn kho thực phẩm được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 là hàng hóa có số lượng thấp nhưng giá trị cao, nhóm 2 hàng hóa có số lượng và giá trị trung bình, nhóm 3 là hàng hóa có giá trị thấp và số lượng nhiều.
Không quản lý hàng tồn kho, chủ cửa hàng sẽ không thể phân loại chính xác để đầu tư vào các nhóm hàng mang lại lợi nhuận cao.
Khi không tìm đúng “nhu cầu”, giỏ của khách hàng cũng không bao giờ đầy.
Xem thêm: Phân tích tâm lý mua hàng dịp tết để "đốt sạch" kho hàng
e. Gặp sự cố khi thất thoát hàng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thất thoát tại các cửa hàng bán lẻ lên tới 12% mỗi tháng. Thất thoát đến từ nhiều nguyên nhân : không quản lý tốt chi phi, hư hỏng, gian lận đến từ phía khách hàng hay nhân viên…Nếu không quản lý số lượng thực tế và số lượng tồn kho trên sổ sách, bạn sẽ không biết được hàng hóa thất thoát là do nguyên nhân nào để có biện pháp khắc phục.
2. Lợi ích của việc quản lý hàng tồn kho thực phẩm tốt cho doanh nghiệp.
a. Cân bằng lượng hàng tồn kho.
Quản lý tốt lượng hàng tồn kho giúp bạn nhập xuất hàng hiệu quả, tránh được việc để lượng hàng quá ít hoặc quá nhiều so với yêu cầu thực tế.
b. Quay vòng tồn kho
Qua sản lượng hàng tồn kho, bạn có thể cân đối và giữ tỉ lệ quay vòng hàng tồn kho cao, tránh tình trạng hàng đọng vốn, quá hạn sử dụng hoặc hỏng hoàn toàn.
c. Giữ chân khách hàng
Quản lý chính xác lượng hàng tồn kho giúp bạn tránh khỏi nguy cơ “cháy hàng”, khách hàng bỏ đi vì không thể tìm thấy sản phẩm họ cần khi đến với bạn, qua đó mất một lượng khách trung thành lớn.
Việc luân chuyển hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào quản lý hàng tồn kho.
d. Lập kế hoạch chính xác.
Thống kê nhu cầu của khách hàng thông qua việc quản lý lịch sử hàng tồn kho, giữ lượng hàng tồn kho hợp lý với từng giai đoạn thị trường.
e. Đặt hàng nhanh chóng
Khi có thể quản lý chính xác lượng hàng tồn kho hiện tại, bạn có thể đưa ra quyết định đặt hàng chính xác và nhanh chóng. Sử dụng các phần mềm có chức năng quản lý tồn kho như MAYBANHANG.NET giúp bạn hoàn thành quy trình đặt hàng một cách dễ dàng. Chỉ cần quét mã vạch sản phẩm và thêm thông tin về số lượng hàng muốn nhập là có thể khởi tạo đơn đặt hàng và hóa đơn một cách nhanh gọn.
f. Theo dõi quản lý tồn kho hiệu quả
Nếu bạn có hơn một chi nhánh, quản lý tồn kho trở nên phức tạp nhưng lại rất quan trọng vì bạn cần cân đối hàng hóa giữa các chi nhánh một cách hợp lý. Phân bổ hàng hóa phù hợp địa điểm và theo diễn biến thị trường giúp đáp ứng nhu cầu thực của khách hàng, làm tăng doanh thu.
g. Tiết kiệm thời gian
Theo dõi số lượng hàng hóa và đặt hàng trên hệ thống giúp tránh việc tự tổng hợp thông tin của từng mặt hàng, giúp tiết kiệm thời gian, tránh sai sót kiểm kê tính toán khi làm thủ công.
h. Tiết kiệm chi phí.
Dựa vào số liệu tồn kho, bạn có thể biết chi tiết mặt hàng nào bán chạy hay bán chậm làm tồn đọng vốn. Điều chỉnh hợp lý bằng cách đưa mặt hàng này ra khỏi danh mục bán sẽ tiết kiệm chi phí. Bạn có thể đầu tư tập trung vào các mặt hàng đem lại lợi ích cao hơn.
3. Giải pháp tối ưu cho việc quản lý tồn kho cửa hàng thực phẩm
Để quản lý tồn kho thực phẩm nhanh chóng và chính xác, các chủ cửa hàng bắt buộc phải phân loại hàng hóa theo nhóm hàng phù hợp , dễ sắp xếp và tìm kiếm, kiểm kê hàng hóa định kỳ để biết được số lượng và chất lượng từng loại sản phẩm trong kho, qua đó kiểm tra chặt chẽ trong khâu thu mua và khâu bảo quản dự trữ.
Bài toán nay đã có lời giải?
Tuy nhiên, lượng hàng hóa nhiều và đa dạng làm việc kiểm kho tốn nhiều thời gian. Điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc, đội chi phí kiểm kho, làm tăng xác suất kiểm sai, giảm hiệu suất kinh tế của doanh nghiệp. Thay vì vậy, các chủ cửa hàng chỉ cần sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đơn giản với chi phí tiết kiệm, sai số không xảy ra và giải quyết những vấn đề khó khăn trên một cách đơn giản, hiệu quả và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!