Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) gọi tắt là WTO ngày 11/1/2007, đến nay đã là 9 năm cho sự thay đổi của nền thị trường kinh tế quốc gia.

Dù gia nhập nền kinh tế thế giới đã lâu nhưng các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang loay hoay với guồng quay kinh tế. Vậy đâu là hướng giải quyết bài toán cho các doanh nghiệp tại Việt Nam? Hãy cùng MAYBANHANG.NET tham khảo bài viết dưới nhé.

wto logo

Điểm tích cực của việc gia nhập WTO

Theo lời của tiến sĩ Carl Thayer, giám đốc diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng của Đại học New South Wales (UNSW) và là chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, nhận định: việc gia nhập thị trường thương mại thế giới sẽ giúp các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử.

Bình đẳng bước vào thị trường với 149 nước thành viên khác, sẽ được quyền sử dụng các cơ chế giải quyết của WTO khi có sự tranh chấp thương mại với các quốc gia thành viên khác. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được bảo vệ trong các cuộc tranh chấp.

Thị trường Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư ngoại quốc. Họ sẽ mang đến những thói quen kinh doanh tốt hơn, những công nghệ tiên tiến giúp gia tăng mức sản xuất tại Việt Nam, phát triển thị trường nội địa, tạo ra việc làm cho người dân. Người tiêu dùng có nhiều chọn lựa hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Mặt trái của vấn đề

Sau 9 năm gia nhập thị trường Quốc tế, kinh tế Việt Nam đã có phần thay đổi khởi sắc, người tiêu dùng được tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ chuẩn Quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của thị trường là sự chết dần của các doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương Việt. Đối với các cửa hàng bán lẻ hay quán ăn truyền thống, quán café,… đây là thách thức rất lớn.

Sự du nhập của các thương hiệu lâu đời trên Thế giới như McDonald’s, Starbucks, các chuỗi cửa hàng bán lẻ Circle K, FamilyMart,… vào Việt Nam cùng với kinh nghiệm bán hàng chuyên nghiệp, hệ thống quản lý hiện đại đang đẩy dần các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam vào con đường chết.

hội nhập wto

Các doanh nghiệp cần thay đổi để hội nhập!

Các doanh nghiệp cần làm gì để chuyển mình đi lên

Để tự cứu lấy mình các doanh nghiệp nhỏ cần có một sự thay đổi toàn diện. Người Việt Nam mình vốn mang đậm bản sắc yêu nước, thích dùng hàng Việt. Hơn nữa các thương hiệu Việt từ xưa đã trở thành một phần cuộc sống của mọi người. Để có thể chạy đua với các thương hiệu ngoại nhập chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề mẫu mã sản phẩm, mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường.

Các chủ doanh nghiệp cần bổ sung kiến thức quản lý cho bản thân và doanh nghiệp của mình thông qua các khóa học ngắn hạn. Bổ sung kiến thức chưa bao giờ là thừa. Chủ doanh nghiệp cần loại bỏ tư tưởng bảo thủ để có thể hội nhập, học hỏi từ các doanh nghiệp quốc tế.

Cải tổ lại phương thức phân phối hàng hóa, lưu trữ hàng, mở rộng chuỗi cửa hàng, mở rộng kinh doanh,... Để làm tốt tất cả những công việc này dĩ nhiên chủ doanh nghiệp không thể nào “một mình một ngựa” mà chiến, bên cạnh chủ doanh nghiệp cần có những cánh tay đắc lực, những nhân viên ưu tú sẵn sàng hỗ trợ hết mình.

Ngoài ra, hiện nay các công ty phần mềm bán hàng đã phát triển nhiều ứng dụng hỗ trợ việc quản lý cửa hàng cho các doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý hàng hóa, số liệu xuất nhập kho, kiểm tra nhân viên từ xa,…

Các phần mềm này ứng dụng trên mọi thiết bị như điện thoại smartphone, máy tính bảng, laptop,… Như vậy việc mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đơn giản hơn, khả năng phát triển, cạnh tranh cùng các thương hiệu ngoại quốc nhiều hơn.

Chúc các bạn tìm được cho mình một ứng dụng phù hợp và ưng ý!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 7 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG

Đăng ký dùng thử Phần mềm quản lý bán hàng