Sử dụng các thiết bị bán hàng đã dần trở nên phổ biến đối với các cửa hàng bán lẻ hiện nay. Nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị này, quá trình bán hàng trở nên chuyên nghiệp hơn đồng thời việc quản lý hàng hóa cũng dễ dàng hơn.
Sử dụng máy quét mã vạch để quản lý kho hiệu quả
Bài toán kho – vốn luôn khiến các chủ cửa hàng bán lẻ đau đầu, do hàng hóa khuất tầm mắt và không được kiểm tra thường xuyên nên sẽ khó tránh khỏi thất thoát. Tuy chủ cửa hàng không thể tự mình xử lý kho 24/24 nhưng vẫn có thể theo dõi xuất – nhập – tồn kho theo thời gian thực, kiểm soát hoạt động của từng nhân viên, để có thể can thiệp kịp thời và có cơ sở kết luận về phẩm chất của nhân sự kho.
Một máy quét mã vạch kết nối với phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề trên.
Máy đọc mã vạch - Quy trình bán hàng thuận tiện, chuyên nghiệp
Bán hàng và việc ghi chép thủ công thường xuyên gây ra tính nhầm giá, thu nhầm tiền do trên thực tế có khá nhiều sản phẩm trông tương tự nhau, nhiều mặt hàng cùng một hãng sản xuất phân biệt nhau bằng ngôn ngữ nước ngoài, chưa kể đến sơ suất từ chính nhân viên bán hàng.
Sử dụng thiết bị đầu đọc mã vạch trong khi bán hàng để hỗ trợ phân biệt các loại mã hàng hoá mà nhân viên cửa hàng không nhất thiết phải thuộc tên tất cả sản phẩm, do đó hoàn toàn không thể nhầm lẫn khi tính giá.
Ngoài ra, cửa hàng có thể in ra mã vạch kèm theo giá bán thể hiện ngay bên dưới. Làm như vậy, ngay cả khách hàng cũng có thể kiểm tra việc tính giá trên hóa đơn có đúng hay không, từ đó có thể hạn chế trường hợp nhân viên gian lận.
Cách thức bán hàng truyền thống đang tiêu tốn không dưới 10 phút và 1 đến 2 nhân viên cho 1 khách hàng trong một lần mua hàng với các thao tác kiểm tra hàng, giao hàng và ghi sổ sách, nhận thanh toán, sắp xếp lại hàng hóa. Nhưng khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng, họ vẫn mong muốn một quy trình thanh toán nhanh hơn, hóa đơn chính xác hơn…
Khi có hỗ trợ từ các thiết bị công nghệ sẽ giúp chuẩn hóa các bước bán hàng đồng thời rút ngắn quy trình và tiết kiệm thời gian.
Bán hàng phải có hoá đơn
Hoá đơn bán hàng không chỉ giúp cho nhà quản lý có thể kiểm soát được hàng hoá mà còn tránh sai sót khi bán hàng. Khách hàng có thể dùng hóa đơn để kiểm tra lại các sản phẩm, hàng hóa mà họ đã mua. Do đó, nên yêu cầu khách hàng lấy hoá đơn để bảo vệ quyền lợi của họ.
Trong trường hợp có xảy ra sai sót thì hoá đơn chính là bằng chứng tốt nhất. Quy định việc “in hóa đơn” sau mỗi lần bán hàng đối với nhân viên, để ghi lại mọi giao dịch trên phần mềm quản lý bán hàng, điều này sẽ giúp việc bán hàng trở nên minh bạch và dễ quản lý hơn.
Xem thêm: In hóa đơn bán hàng - nên hay không?Đồng thời bạn nên phân quyền trên phần mềm không cho phép nhân viên thu ngân sửa/xóa chứng từ mà chỉ được phép làm điều chỉnh hoặc chuyển quyền sửa cho người quản lý cấp cao hơn. Hoặc nếu cho phép sửa thì phần mềm phải lưu lại thao tác sửa đổi để về sau người quản lý có thể truy ra nội dung họ sửa là gì và sửa vào lúc nào, sửa ở đâu,…