Không khó để nhận biết đối thủ cạnh tranh. Họ chính là những người đe dọa trực tiếp tới lượng khách hàng, doanh thu, lợi thuận, thị trường, thậm chí là sự sinh tồn của cửa hàng. Tất nhiên là người làm kinh doanh, bạn cần phân tích đổi thủ cạnh tranh để biết rõ họ là ai,  điểm mạnh và yếu của đối thủ là gì.

phân tích đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ hơn

Xem thêm: Bạn có giỏi trong việc tăng giá để tăng lợi nhuận?

Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, nhưng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, có tính chất thi đua, tức là trong khuôn khổ của pháp luật và các quy tắc đạo đức. Nói cách khác, cạnh tranh lành mạnh là “không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác mà ta vẫn tỏa sáng”.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp hay cửa hàng bán lẻ nào cũng vậy. Một số sẵn sàng thôn tính bạn, độc chiếm thị trường và hất cẳng mọi đối thủ “non tay” hơn. Dù lành mạnh hay không lành mạnh, bạn đều phải lên chiến lược đối phó, chủ động tấn công hoặc vô hiệu hóa chiêu đòn của đối thủ. Để lên được chiến lược này, điều tiên quyết là phân tích đối thủ.

Phân tích đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Sở dĩ phân tích đối thủ cạnh tranh gián tiếp được nêu ra trước phân tích trực tiếp, là bởi nó dễ dàng và không tốn kém khi nhờ vả anh bạn “Google” – gã thám tử theo dõi mọi hoạt động trên Internet của chúng ta, không ngoại trừ cả đối thủ của bạn. Chỉ với lượng thông tin ít ỏi trong tay, như tên cửa hàng, địa chỉ cửa hàng, name-card quản lý, số điện thoại cố định hoặc di động, … bạn cũng có thể tìm thấy hằng hà những thông tin khác.

Nếu đối thủ có Website hoặc tài khoản mạng xã hội như Facebook, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy nhiều thứ. Nếu đối thủ có chạy các chương trình marketing như bài PR trên báo chí, bài forum-seeding, các mẩu tin rao vặt, chạy banner quảng cáo, … thì chắc chắn bạn cũng sẽ tìm ra thôi. Quan trọng là bạn xử lý khối thông tin đó như thế nào và đánh giá đối thủ ra sao.

social-media

Website là một trong những kênh hữu ích để thu thập thông tin khi phân tích đối thủ cạnh tranh mà không vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh. Mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, quy mô địa điểm, hệ thống cửa hàng, cách thức phân phối, chiến lược tiếp thị, … đều được hiển thị rõ ràng trên đó. Bên cạnh đó, Fanpage Facebook cũng là một kênh không nên bỏ xót, bởi bạn có thể cập nhập hàng ngày các động thái của đối thủ.

Xem thêm:  Đơn giản, khác biệt và bạn sẽ kinh doanh thành công

Sản phẩm và giá cả luôn là điều quan tâm nhất khi bắt đầu phân tích đối thủ cạnh tranh. Đối thủ của bạn đang cung cấp những sản phẩm gì, có bao nhiêu dòng sản phẩm, điểm khác biệt như thế nào, mức giá có cạnh tranh không, khi nào khuyến mại, khuyến mại lớn hay nhỏ, ưu đãi cho khách hàng ra sao … Đó là những câu hỏi mà bạn cần phải đi tìm lời giải.

phân tích đối thủ để có chiến lược marketing phù hợp

Nếu sản phẩm của bạn ưu việt hơn, hãy tận dụng ưu thế và nhấn mạnh điều đó với khách hàng. Nếu sản phẩm tương đương, bạn nên cân nhắc một chiến lược giá tốt hơn. Trong trường hợp còn lại, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành là điều tất yếu nếu bạn không muốn xóa xổ cửa hàng của mình trong sớm muộn.

Tiếp sau, hãy chú ý tới chiến lược marketing của đối thủ. Bất cứ sự đầu tư vào nào nội dung, giao diện website hoặc vào marketing, đều nói lên tham vọng bành trướng thị phần của đối thủ. Bởi chúng không chỉ được đầu tư tiền bạc mà còn là tâm sức và chất xám. Cho nên, hay thường xuyên theo dõi Website của đối thủ và hỏi han anh bạn Google để thu thập những thông tin mới.

Phân tích trực tiếp đối thủ cạnh tranh

Rõ ràng, ngồi một chỗ và tìm kiếm thông tin về đối thủ là một cách làm hay, nhưng chưa đủ. Nhiều cửa hàng có Website rất hào nhoáng nhưng sản phẩm/dịch vụ thì lại “tơi tả”. Một số khác bỏ bê Website, song cửa hàng của họ lại được lòng khách đến, đẹp lòng khách đi.

Tới xem “tận mặt” cửa hàng, sờ “tận tay” sản phẩm và trải nghiệm “tận tai” dịch vụ của đối thủ mới có thể đưa ra những nhận định đúng đắn. Ngoài ra, đây còn là cơ hội học hỏi cái hay, cái đẹp của đối thủ để vun vén cho chính cửa hàng của bạn.

van-trang-di-mua-do-em-be

Ghé thăm cửa hàng của đối thủ để thăm dò sản phẩm, giá cả, dịch vụ và bắt chuyện với khách hàng của họ

Tuy nhiên, nếu đến quá thường xuyên và hỏi thăm quá nhiều, sớm muộn bạn cũng bị lộ tẩy mục đích của mình. Hãy kết hợp với những cách làm khác để phân tích đối thủ cạnh tranh như: gọi điện tới số điện thoại tư vấn, yêu cầu báo giá, gửi catalogue sản phẩm, hỏi về khuyến mãi, thậm chí là đăng ký làm thẻ khách hàng VIP, khách hàng thường xuyên.

Một cách làm cũng hiệu quả không kém là hãy làm thân và trò chuyện với khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm/nguyên vật liệu của chính đối thủ của bạn. Khi nói chuyện với khách hàng của đối thủ, bạn nên tìm hiểu tại sao họ lại mua hàng hóa/dịch vụ của họ mà không phải của bạn? Do chất lượng, giá cả, địa điểm hay dịch vụ? Họ không hài lòng gì về cửa hàng đối thủ và họ có biết, có từng mua hàng ở cửa hàng bạn.

Xem thêm: Học Landmark 81 cách kinh doanh thành công ngay từ buổi đầu

Lập chiến lược tấn công và phòng thủ

Bất cứ một kế hoạch kinh doanh nào cũng sẽ trở nên thiếu hoàn chỉnh nếu không phân tích đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng. Bạn có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT – Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) – để phân tích đối thủ. Mô hình này khá đơn giản và bất cứ chủ cửa hàng nào cũng có thể dễ dàng xây dựng, trước khi lập kế hoạch tấn công và phòng thủ.

phân tích đối thủ bằng ma trận SWOT

Tấn công không có nghĩa là phải tìm mọi cách để làm đối thủ điêu đứng. Tấn công nên là cạnh tranh lành mạnh, sử dụng lợi thế và thực lực để lôi kéo khách hàng, mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận, nâng cao vị thế của cửa hàng và hệ quả tất yếu là khiến đối thủ bị áp đảo, tự mình đào thải mình.

Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh, khó tránh khỏi tình huống ta “chơi đẹp”, nhưng đối thủ lại “chơi xấu”. Rất có thể cửa hàng đối thủ sẽ sử dụng những thủ đoạn "đâm bị thóc, chọc bị gạo" - ít tốn kém mà lại gây thiệt hại lớn như tung tin thất thiệt về sản phẩm, dịch vụ, đời tư cá nhân người quản lý, … Với tư cách một doanh nhân, bạn không nên cổ súy cho những chiêu trò này bởi sẽ có ngày “gậy ông đập lưng ông”. Tuy nhiên, bạn nên biết cách để phòng tránh và vô hiệu hóa chiêu đòn của đối thủ.

opponent

Ngoài ra, thường xuyên theo dõi các biến động trong ngành bán lẻ, trong lĩnh vực hàng hóa mà bạn đang kinh doanh cũng là điều cần thiết. Cập nhập thông tin không chỉ giúp cửa hàng của bạn đón bắt được xu hướng thị trường, thị hiếu người tiêu dùng mà còn nhận biết được những đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Bên cạnh việc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn nên tối ưu hóa quy trình bán hàng của mình để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Phần mềm quản lý bán hàng MAYBANHANG.NET với nhiều tính năng ưu việt  đã đồng hành thành công cùng 15.000 cửa hàng trên toàn quốc.

✅Đơn giản, dễ sử dụng

✅Thanh toán tính tiền nhanh chóng

✅Giảm 99% thất thoát

✅Báo cáo doanh thu hàng ngày

✅Quản lý từ xa hiệu quả

✅Nhiều tính năng tiện ích khác

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 7 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG

Đăng ký dùng thử Phần mềm quản lý bán hàng