Hệ thống chuỗi S.T.U coffee hẳn không còn xa lạ gì với các tín đồ yêu thích cà phê, nhất là giới trẻ Hà Thành, với lượng Like Fanpage tự nhiên lên tới 15 nghìn người.

Hệ thống mô hình cà phê Take Away trẻ trung, năng động với phong cách phục vụ chuyên nghiệp cùng những món ăn hấp dẫn, mới lạ là điều mọi người ấn tượng với S.T.U Coffee. Mô hình cà phê Take Away tại Hà Nội không phải là ít, tuy nhiên để thành công và tạo dựng được thương hiệu như chuỗi S.T.U Coffee lại là cả một quá trình chiến lược, trong đó quan trọng là Marketing, đó là kinh nghiệm mà anh Duy - chủ hệ thống chia sẻ.

Theo kinh nghiệm kinh doanh cà phê lâu năm của anh Duy, một quán cà phê muốn kinh doanh thành công quan trọng ở 5 yếu tố: sản phẩm, địa điểm, quy trình, dịch vụ và marketing. Nếu cửa hàng làm tốt 4 yếu tố ban đầu nhưng không thực hiện các kế hoạch marketing thì cũng không thể quảng bá tốt cho thương hiệu. Tuy nhiên, với mô hình nhỏ hoặc với quán cà phê mới mở vẫn có thể thực hiện marketing với các cách thức đơn giản.

        Xem thêm: Mở quán cà phê với quy mô nhỏ

1. Quảng cáo ngay trên sản phẩm

Điều mà anh Duy làm ngay khi bắt đầu mở quán đó là sử dụng chén đĩa có in logo của S.T.U Coffee, điều này nghe thì có thể đơn giản nhưng thực tế lại một cách marketing cực kỳ hiệu quả.

Theo nghiên cứu, khách hàng sẽ mất 10 giây đầu tiên để bị thu hút bởi hình ảnh trên cốc cà phê, hình ảnh càng bắt mắt khách hàng sẽ càng ấn tượng và nhớ lâu.

Với những quán cà phê Take away, khi khách hàng mua cà phê mang về có nghĩa là hình ảnh thương hiệu của bạn đã được lan truyền đi khắp nơi. Hình ảnh trên cốc cà phê bên cạnh logo nên có thêm địa chỉ website, Fanpage hay số điện thoại đặt hàng để khách hàng có thể gọi ngay khi cần.

quán S.T.U coffee

2. Lấy ý kiến đánh giá của khách hàng

Nhiều cửa hàng hiện nay không chú trọng việc lấy ý kiến đánh giá của khách hàng, nhưng việc này không những giúp cửa hàng bạn thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của mình mà còn là cách thức marketing vô cùng hiệu quả.

Thiết kế một mẫu đánh giá với những hạng mục chấm điểm đơn giản để khách hàng có thể dễ dàng chấm điểm và để lại thông tin ngay tại quán, trường hợp khách hàng không có thời gian hãy xin địa chỉ email của họ, bạn có thể gửi lời cảm ơn hoặc thông tin về những món ăn mới hay các chương trình giảm giá, khuyến mãi các dịp đặc biệt.

       Xem thêm:  Xây dựng quy trình vận hành nhà hàng, cà phê

3. In hóa đơn bán hàng

Nhiều quán cà phê hiện nay cho rằng in hóa đơn chỉ để thể hiện sự chuyên nghiệp, nhưng chưa thấy được tác dụng marketing của nó. Với những thông tin trên hóa đơn ngoài thông tin thanh toán, anh Duy còn thiết lập in các thông tin về cửa hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ…Với những khách hàng chưa biết địa chỉ của quán hoàn toàn có thể sử dụng các thông tin trên tờ hóa đơn.

Với việc áp dụng phần mềm quản lý quán cà phê có tính năng thiết kế mẫu hóa đơn, chủ cửa hàng hoàn toàn có thể in ra những mẫu hóa đơn đẹp mắt và hữu ích cho khách hàng.

4. Xây dựng Fanpage cho quán cà phê

Với lượng người dùng không nhỏ và sự tiến bộ của nền tảng internet như hiện nay thì việc tạo lập một Fanpage cho quán cà phê thực sự đơn giản. Nội dung Fanpage cần thu hút và tạo được sự tương tác cao.

Ghé qua trang Fanpage của S.T.U Coffee, hẳn bạn sẽ thấy vô cùng thích thú với những hình ảnh về món ăn vô cùng đẹp mắt cùng những comment, bình luận hưởng ứng của Fans. Việc đầu tư để có những hình ảnh đẹp và chân thực là rất cần thiết, bạn cũng có thể chạy quảng cáo Facebook để có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

thức uống của quán S.T.U Coffee

Trên đây là những kinh nghiệm marketing đã áp dụng thành công cho quán cà phê S.T.U coffee, thật đơn giản mà hiệu quả, đặc biệt cho những quán cà phê mới mở.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 7 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG

Đăng ký dùng thử Phần mềm quản lý bán hàng